Sản phẩm

Bài Viết Xem Nhiều Nhất

Top 6 Kinh Nghiệm Mở Đại Lý Sơn Thành Công

Nhu cầu xây mới, sửa sang nhà ở/nơi kinh doanh luôn thường trực trong cuộc sống, từ nông thôn đến thành thị. Trước tình hình đó, nhu cầu sử dụng sơn cũng tăng cao, kéo theo sự xuất hiện của nhiều đại lý cung cấp sơn.

Ngành kinh doanh sơn đang hot hiện nay với tiềm năng phát triển mạnh, để mở đại lý sơn thành công thì không quá phức tạp, tuy nhiên cũng không dễ dàng với những người mới bắt đầu. Có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo và chiến lược kinh doanh thông minh sẽ giúp bạn thuận lợi hái “quả ngọt” trong lĩnh vực này. Cùng tham khảo Top Kinh Nghiệm Mở Đại Lý Sơn Thành Công.

Đánh Giá Tính Khả Thi, Tỷ Lệ Thành Công

Để kinh doanh đại lý sơn thành công, trước hết bạn cần đánh giá mức độ tiềm năng của thị trường, sự phù hợp với bản thân để tránh tốn công sức, tiền bạc nhưng lại không hiệu quả.

Hướng dẫn kinh nghiệm mở đại lý sơn

Hướng dẫn kinh nghiệm mở đại lý sơn

Cụ thể:

  • Khu vực dự định mở đại lý sơn có bao nhiêu đại lý đang hoạt động? Họ là đại lý cấp 1, cấp 2?
  • Mức thu nhập trung bình của người dân trong khu vực?
  • Thương hiệu sơn được ưa chuộng trong khu vực là gì? Phân khúc bình dân hay cao cấp?…
  • Đồng thời, cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh đại lý sơn của bạn để từ đó có kế hoạch thực hiện cụ thể.

Xác Định Phân Khúc Khách Hàng

Mới bắt đầu kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn nên tập trung nguồn lực để chinh phục tệp khách hàng nhất định, đừng ôm đồm quá nhiều phân khúc khác nhau làm giảm hiệu quả công việc.

Tiếp cận tốt một nhóm khách hàng nhất định sẽ mang đến cho đại lý sơn của bạn nguồn lợi nhuận lớn, khi tiềm lực tài chính đủ mạnh và kinh nghiệm dày dặn hơn thì bạn muốn mở rộng tệp khách hàng cũng chưa muộn.

Chọn Các Hãng Sơn Phù Hợp Để Phân Phối

Khi đã xác định được đối tượng khách hàng, hãy tìm các thương hiệu sơn có thể làm vừa lòng tệp “thượng khách” này. Cụ thể:

  • Chất lượng vẫn là tiêu chí ưu tiên?
  • Giá thành cao – thấp có quan trọng không?
  • Họ ưa chuộng sơn ngoại hay sơn nội địa hơn?…
Chọn thương hiệu sơn uy tín

Chọn thương hiệu sơn phù hợp để phân phối

Phân tích rõ ràng mong muốn của khách hàng, bạn dễ dàng dựa vào đó để lựa chọn hãng sơn phù hợp phân phối (thương hiệu, phân khúc, phần trăm chiết khấu). Lưu ý, thị trường hiện có vô số hãng sơn với chất lượng khác nhau, để kinh doanh bền vững thì nên chọn các hãng sơn chất lượng tốt.

Các thương hiệu sơn uy tín được tin chọn ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo: Nippon, Jotun, Joton, Mykolor, Kova, Toa

Xây Dựng Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Đại Lý Sơn

Nhận diện thương hiệu là yếu tố rất quan trọng để người tiêu dùng có thể biết là tìm đến đại lý của bạn. Đừng lầm tưởng rằng chỉ cần cung cấp sản phẩm tốt, giá hợp lý thì khách hàng sẽ tìm tới bạn, bởi vấn đề đặt ra là: làm sao khách hàng biết bạn là ai? khách hàng dựa vào điều gì để biết đây là đại lý bán sơn chính hãng chứ không phải là sơn kém chất lượng?

Bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp đại lý sơn của bạn giải quyết hiệu quả vấn đề này – khách hàng dễ dàng nhận ra bạn và có sự tin tưởng khi lựa chọn.

Chọn Mở Đại Lý Sơn Cấp 1 Hay Cấp 2

Việc chọn làm đại lý cấp 1 hay cấp 2 tốt hơn sẽ dựa vào năng lực, tài chính của bạn. Cả hai hình thức này đều có những ưu và nhược điểm nhất định.

Đặc điểm

Đại lý sơn cấp 1

Đại lý sơn cấp 2

Dễ dàng tiếp cận khách hàng

Có sự hỗ trợ từ nhà máy

Không

Chủ động về vốn và kế hoạch tiêu thụ

Không

Phải chịu áp lực doanh số theo kế hoạch

Không

Được đảm bảo giá cả và hàng tốt nhất

Phụ thuộc đại lý cấp 1

Có thể thấy, nếu làm đại lý cấp 1 thì được lấy trực tiếp từ nhà máy, chiết khấu cao hơn đại lý cấp 2 nhờ không qua trung gian nhưng đi kèm là các điều kiện về doanh số, nguồn vốn lớn. Trong khi đó điều kiện mở đại lý cấp 2 lại dễ hơn, là lựa chọn tốt cho những ai có ít vốn đầu tư

Nguồn Vốn Mở Đại Lý Sơn

Để gia nhập thị trường kinh doanh sơn thì bạn cần có nguồn vốn nhất định, vốn lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô đại lý và khu vực bạn dự định mở bán.

Nguồn Vốn Mở Đại Lý Sơn

Mở Đại Lý Sơn Cần Bao Nhiêu Vốn

Dưới đây là một số khoản chi phí bạn cần chuẩn bị để tránh thiếu hụt ngân sách trong quá trình hoạt động:

  1. Vốn nhập hàng: nhập hàng từ nhà sản xuất/đại lý cấp 1 và vận chuyển về đại lý của mình. Thông thường bạn nên dành 50% tổng ngân sách vào hạng mục này.
  2. Vốn nợ tồn đọng: số tiền đề phòng trường hợp chưa nhận thanh toán từ khách hàng (bán “chịu” cho khách hàng thân thiết) nhưng phải chi trả cho nhà cung cấp.
  3. Vốn sử dụng cho tài sản cố định: khoản phí chi trả mặt bằng, nhân viên, điện nước, vật tư trong cửa hàng… Hạng mục này thường chiếm 20 – 30% tổng ngân sách.
  4. Ngân sách cho quảng cáo: bạn cần trích khoảng 5 – 10% tổng ngân sách để thực hiện quảng cáo cho đại lý sơn (quảng cáo truyền thống, marketing online). Đây là yếu tố quan trọng để khách nhận diện bạn là ai? bạn kinh doanh gì?
  5. Khoản tiền dự phòng rủi ro: để ứng phó các biến cố bất ngờ thì khoản ngân sách dự trù (tầm 10% tổng vốn) là rất cần thiết.

Hy vọng các kinh nghiệm được Khối Lập Phương chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thành công khi mở đại lý sơn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến kinh doanh sơn, vui lòng liên hệ Khối Lập Phương để được giải đáp.

Rate this post

Top