Kinh Nghiệm Sơn Lại Nhà Cũ Đẹp Như Mới

Sơn lại tường là một trong những phương án “thay áo mới” hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất cho căn nhà. Đây cũng là hạng mục thường gặp khi gia chủ có nhu cầu nâng cấp, cải tạo không gian sống của mình. Tuy vậy, có rất nhiều trường hợp sơn lại nhà cũ nhưng không đảm bảo được độ bóng, mịn, khiến ngôi nhà trông rất mất thẩm mỹ.

Vậy làm thế nào để sơn lại nhà cũ đẹp như mới? Cùng Khối Lập Phương khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Có Kế Hoạch Sơn Sửa Nhà Rõ Ràng

Nhu cầu sơn sửa nhà hiện tại của bạn là gì? Bạn chỉ sơn lại nhà hay có sửa chữa, nâng cấp, cải tạo không gian nội ngoại thất nữa?

Nếu chỉ sơn lại tường cũ (do tường lâu năm bị bám bẩn, nứt nẻ, bong tróc,… hoặc đơn giản là bạn muốn đổi màu sơn) thì quy trình sơn mới khá nhẹ nhàng. Còn nếu bạn còn phải sửa chữa, cải tạo nhà thì phải sắp xếp thứ tự các hạng mục hợp lý, tránh làm hư hỏng lớp sơn mới. Tùy vào mục đích sơn sửa nhà mà bạn sẽ có kế hoạch cải tạo tường, chọn màu sắc, loại sơn, thời điểm sơn,… phù hợp.

kinh nghiệm sơn lại nhà cũ

Lên kế hoạch sơn nhà rõ ràng

Chọn Màu Sơn, Loại Sơn Như Thế Nào?

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều màu sơn đa dạng, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người dùng. Tuy vậy, màu sơn thực tế có được như bảng màu mẫu hay không thì phụ thuộc phần lớn vào chất lượng sơn.

>>> Đề xuất tham khảo: Hướng Dẫn Chọn Màu Sơn Nhà Theo Phong Thủy

Để đảm bảo chọn được màu sơn tường như ý, tốt nhất bạn nên tham khảo những thương hiệu sơn có tên tuổi như: Jotun, Seamaster, Indu, Kova, Nippon, Toa,… và mua tại những đại lý phân phối uy tín, tránh tình trạng mua phải sơn giả, sơn nhái.

Kinh Nghiệm Sơn Lại Nhà Cũ Đẹp Như Mới 4

Kinh nghiệm chọn màu sơn nhà đẹp

Một số lưu ý khi chọn màu sơn:

  • Màu sơn nên hợp với phong cách thiết kế và nội thất của căn nhà.
  • Màu sơn hợp phong thủy với chủ nhà.
  • Màu sơn phù hợp với diện tích nhà (nhà hẹp quá thì nên chọn những gam màu tương phản, tránh sử dụng màu tối cho tất cả không gian).
  • Màu sơn phù hợp với điều kiện ánh sáng và khí hậu thời tiết. (Ví dụ: Nhà ở vùng hay mưa, ngập thì nên tránh những màu dễ cũ như trắng, kem. Nhà ở nơi có điều kiện ánh sáng yếu thì tránh những màu tối…)

Bên cạnh việc chọn màu, bạn cũng cần chọn những loại sơn phù hợp với nhu cầu sơn nhà của mình. Thông thường, có những loại sơn cơ bản trong thi công sơn tường nhà là: sơn nội thất, sơn ngoại thấtsơn lót.

Nếu muốn nâng cấp hơn cho lớp sơn, bạn có thể tham khảo thêm các loại sơn chuyên dụng như: sơn chống nóng, sơn chịu nhiệt, sơn chống ố,… hay các dòng sơn trang trí đặc biệt như: sơn giả đá, sơn nhũ, sơn giả gỗ…. Để chọn được sản phẩm phù hợp, bạn có thể tham khảo ý kiến của đội thợ chuyên thi công sơn nhà hoặc nhân viên tư vấn của đại lý sơn.

Chú Ý Điều Kiện Thời Tiết

Khí hậu và thời tiết không những tác động đến độ thẩm mỹ của lớp sơn mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự bền màu và khả năng chống thấm. Nên để sơn lại nhà cũ hiệu quả nhất, bạn cần chú ý đến một số điểm sau:

  • Chọn những thời điểm thuận lợi để sơn lại nhà (ít nhất thời tiết phải khô ráo).
  • Tùy vào điều kiện khí hậu và thời tiết nơi bạn ở mà nên chọn loại sơn ngoại thất phù hợp, có khả năng chống chọi với những tác động bên ngoài tốt.
kinh nghiệm sơn nhà cũ

Chọn ngày nắng ráo để sơn nhà

Quy Trình Chuẩn Bị Khi Sơn Lại Nhà Cũ

Xử lý tường và sơn cũ

Xử lý tường và sơn cũ là một công đoạn quan trọng. Nếu làm tốt, lớp sơn mới sẽ bám chắc, bền, mịn và đẹp như mới. Ngược lại, bức tường sẽ bị thô ráp, sần sùi mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng và làm lãng phí sơn nếu không được xử lý kỹ càng.

kinh nghiệm sơn lại nhà cũ

Xử lý tốt tường cũ trước khi sơn mới

Những lưu ý khi thực hiện:

  • Với các lớp sơn liên quan đến vữa: cần cạo hết lớp vữa thừa ra và trát lại cho đều..

 

  • Với các lớp sơn cũ còn độ bám dính tốt: cần làm vệ sinh sạch sẽ bề mặt là được. Tuy nhiên, nếu màu sơn cũ quá lệch tông với sơn mới, có thể ảnh hưởng đến chất lượng và độ lên màu của sơn, bạn nên sơn một lớp màu trắng trước khi đè sơn mới lên.
  • Với các bức tường bị nứt nẻ hay có lỗ đinh: cần trát phẳng lại trước khi sơn.
  • Với các lớp sơn cũ không còn bám dính tốt: nên dùng bàn chải sắt để loại bỏ hoàn toàn chúng, sau đó vệ sinh tổng thể lại bề mặt tường và trét bột.

* Cách kiểm tra độ bám dính của lớp sơn cũ: sử dụng băng keo dính loại 1 dán chắc chắn lên tường khoảng 20cm rồi bóc ra, nếp lớp sơn bị bong tróc thì độ bám dính của chúng không còn tốt nữa

Các bước sơn mới

Sau khi xử lý xong tường và lớp sơn cũ, bạn thực hiện sơn lại nhà cũ theo các bước sau:

  • Bước 1: Thu xếp và che đậy gọn gàng các đồ đạc, nội thất trong nhà. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sơn: giấy nhám, sơn, cọ quét, con lăn…
  • Bước 2: Vệ sinh tường lại một lần nữa, đảm bảo bề mặt tường sạch sẽ, khô ráo và bằng phẳng.
  • Bước 3: Có thể sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng để phủ lên bề mặt tường (nên sơn 2-3 lớp phủ, mỗi lớp cách nhau 6-8 tiếng).
  • Bước 4: Sơn một lớp sơn lót để bức tường bền đẹp hơn.
  • Bước 5: Sơn 1-2 lớp sơn màu.
Kinh nghiệm sơn lại nhà cũ đẹp

Kinh nghiệm sơn lại nhà cũ đẹp

Bạn có thể quan sát lớp sơn được đều hay chưa bằng cách sử dụng đèn pin hay bóng đèn để chiếu vào tường. Nếu thấy bề mặt tường sáng đều và không để lại vết loang lổ nhiều thì đã đạt. Xem chi tiết bài viết: Quy trình sơn nhà đúng chuẩn

Việc sơn lại nhà cũ đẹp không quá phức tạp. Nhưng để sơn nhà bền đẹp như mới thì cần sử dụng màu sơn chất lượng, kỹ thuật sơn tốt và đúng quy trình. Vì thế, hãy thật kỹ càng trong từng công đoạn nhé.

Mọi thắc mắc về màu sơn, loại sơn cũng như các sản phẩm sơn chính hãng, bạn có thể liên hệ với Khối Lập Phương qua hotline 091.515.3335 để được tư vấn. Chúc bạn nhanh chóng sở hữu được ngôi nhà như ý!

Rate this post

Top