Sản phẩm

Bài Viết Xem Nhiều Nhất

Kinh Nghiệm Khi Xây Mới, Sửa Chữa Phòng Bếp Cho Gia Đình

Căn bếp là nơi kết nối các thành viên bằng những phút giây quây quần ăn cơm bên gia đình, do đó nó mang một ý nghĩa quan trọng mà khó có không gian nào thay thế được.

Tùy theo sở thích, diện tích mà sẽ có cách bố trí phòng bếp khác nhau. Nhưng để xây mới/ sửa chữa sao cho đẹp, hài hòa, đảm bảo công năng và hợp phong thủy thì chủ nhà nên có sự tham khảo và tìm hiểu kỹ càng. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm khi xây mới/ sửa chữa phòng bếp, nhà bếp. Cùng Khối Lập Phương tìm hiểu nhé.

1 Lên Kế Hoạch Xây Mới/Sửa Chữa Phòng Bếp, Nhà Bếp

Đối với nhà xây mới phòng bếp:

  • Khi xây mới, nhà bếp cần được tính toán chi ly từ khâu lên thiết kế, ngoài tính thẩm mỹ đảm bảo thì đặc biệt chú trọng về mặt công năng.
  • Dự trù kinh phí để hoàn thiện một căn bếp tiện nghi, phù hợp với nhu cầu của người đứng bếp.
  • Xác định hướng bếp, hướng phong thủy phù hợp với mệnh của gia chủ.
  • Màu sắc ngoài hợp phong thủy phải phù hợp với tổng thể và tôn lên sự ấm áp cho căn phòng.
  • Lựa chọn hướng lấy sáng phù hợp.
Khi xây mới, nhà bếp cần được tính toán chi ly từ khâu lên thiết kế, ngoài tính thẩm mỹ

Khi xây mới, nhà bếp cần được tính toán chi ly từ khâu lên thiết kế, ngoài tính thẩm mỹ

Đối với sửa chữa phòng bếp:

  • Xác định lý do vì sao phải sửa chữa, lên kinh phí để có giải pháp hợp lý nhất có thể.
  • Xem xét lại các vật dụng tủ bếp, các thiết bị điện tử và phụ kiện inox cần thay mới.
  • Xem xét độ sáng của phòng và sau 1 thời gian sử dụng có cần thay đổi vị trí của vật dụng nào không.
  • Chuẩn bị các dụng cụ sửa chữa hoặc thuê đội sửa chữa.
Xác định lý do vì sao phải sửa chữa, lên kinh phí để có giải pháp hợp lý

Xác định lý do vì sao phải sửa chữa, lên kinh phí để có giải pháp hợp lý

Việc lên kế hoạch cụ thể khi xây mới/sửa chữa bếp sẽ giúp bạn hoàn thiện không gian đúng như mong muốn cũng như dự trù kinh phí được tốt nhất.

2 Xem Xét Nguồn Ánh Sáng Của Phòng Bếp

Khu vực bếp là nơi cần có lượng ánh sáng đủ, không gian thông thoáng thì mới an toàn khi làm bếp và tránh bám mùi. Ban ngày nên tận dụng nguồn sáng tự nhiên từ cửa sổ, giếng trời để giúp hứng sáng tối đa, đồng thời nhiều cửa để mùi thức ăn bay theo không khí ra ngoài.

Còn ban đêm hoặc những ngôi nhà chung cư không trổ được cửa thì nên lắp đủ số lượng bóng đèn để đảm bảo công năng.

Khu vực bếp là nơi cần có lượng ánh sáng đủ, không gian thông thoáng

Khu vực bếp là nơi cần có lượng ánh sáng đủ, không gian thông thoáng

Các loại đèn nên sử dụng cho nhà bếp:

  • Đèn trần chìm: Loại đèn này không tốn diện tích và mang đến một không gian không quá cầu kỳ, phù hợp với với những nhà có tầng áp mái, ít bị ảnh hưởng bởi đường dây điện toàn nhà và đường ống nước.
  • Đèn treo: Đèn treo ngoài thẩm mỹ thì có tác dụng chiếu sáng những khu vực cần tập trung. Thường thì đèn treo nên tập trung tại khu vực bàn ăn hoặc quầy đảo để trang trí và tạo không gian quây quần của gia đình.

3 Lựa Chọn Sàn Nhà Bếp

Sàn nhà bếp đồng bộ với sàn của toàn căn nhà, có thể lát đá, gạch hoặc sàn gỗ tùy thuộc vào sở thích của gia chủ. Chọn sàn gỗ thì nền đi êm, ấm mùa đông và mát mùa hè. Chọn sàn đá thì sang trọng, sạch sẽ nhưng dễ trơn trượt.

Sàn nhà bếp đồng bộ với sàn của toàn căn nhà

Sàn nhà bếp đồng bộ với sàn của toàn căn nhà

Đặc biệt sau một thời gian sử dụng nền gạch sẽ bị đen chỗ các đường chỉ, nên cần phải dặm lại sơn trét cho sáng bóng. Riêng với sàn gỗ, với khí hậu Việt Nam thì sàn hay bị cong vênh hoặc dộp. Cần có phương án thay thế để đảm bảo độ an toàn cho các thành viên trong gia đình.

4 Xem Xét Bố Trí Lại Các Thiết Bị Gia Dụng

Tủ bếp nên bố trí hợp lý, dễ mở và được sắp xếp khoa học:

Chuẩn kích thước tủ bếp theo thước lỗ ban là 81cm cho tủ dưới và 65cm cho tủ trên. Có thể tận dụng khoảng trống kịch trần để làm thêm tủ giúp mở rộng không gian chứa đồ và tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ căn bếp.

Chú ý bố trí theo tam giác vàng tính theo 3 góc bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Bồn rửa và bếp nấu không được đặt cạnh nhau.

Tủ bếp nên bố trí hợp lý, dễ mở và được sắp xếp khoa học

Tủ bếp nên bố trí hợp lý, dễ mở và được sắp xếp khoa học

Các phụ kiện đi kèm:

  • Kệ chén sử dụng loại có tay nâng hạ, không cần cửa tủ vì dễ gây bít và ẩm mốc cho gỗ.
  • Thùng đựng gạo và gia vị không để gần với bồn rửa. Để tận dụng không gian chết của bếp chữ L, người dùng nên mua kệ xoay góc.
  • Mặt bàn chế biến thức ăn nên làm bằng chất liệu đá granite, vừa có độ bền cao, dễ lau chùi và ít bị tác động của ngoại lực. Đồng thời nó cân bằng khí nóng trong bếp.
  • Các phụ kiện bếp nên dùng inox 304 không hoen gỉ, vì khu vực bếp nếu có vật bị oxy hóa sẽ rất dễ sinh vi khuẩn.
  • Thùng rác nên đặt 1 không gian sau cánh tủ để đảm bảo vệ sinh.

5 Xem Xét Vị Trí Một Số Vật Dụng – Đảm Bảo An Toàn

Khi xây mới, sửa chữa phòng bếp, nhà bếp cần đặc biệt quan tâm đến các sự an toàn của người sử dụng. Sắp xếp, bố trí các thiết bị điện, ổ điện… làm sao để trong quá trình sử dụng không gây nguy hiểm.

Ngoài ra, nên chú ý một số điểm sau:

  • Độ cao trần nhà đẹp nhất là 3 mét để giúp không gian bếp thông thoáng, các dòng khí lưu thông tốt hơn, không bị ám mùi cũng như bí bách.
  • Trần nên sử dụng sơn bóng để dễ lau chùi khi bám bẩn, đồng thời có tác dụng hắt sáng tốt.
  • Nên hạn chế sử dụng tủ kính mà thiết kế tủ đồ khô thay thế để đồng bộ với tủ bếp trên và dưới, vừa tạo ra không gian bếp đẹp, vừa có tác dụng cất giữ đồ vật ngăn nắp.
  • Nên sử dụng máy hút mùi để làm thông thoáng không khí nếu bếp khép kín.

6 Phong Thủy Đặt Bếp

Nhà bếp không được đặt ở nơi gió lùa, lộ liễu và rất kỵ khi đặt đối diện cửa chính. Những luồng khí xấu đi thẳng vào bếp làm mất lửa ấm trong căn nhà.

Cửa bếp cũng cần tránh đối diện với nhà vệ sinh vì đây là nơi nhiều uế khí, vi khuẩn và dễ phát tán khí xấu đến nhà bếp. Đối diện với phòng ngủ là một điều đại kỵ khi đặt bếp vì bếp là nơi sinh lửa, nóng bức, nhiều mùi thức ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, sức khỏe của các thành viên.

Đối diện với phòng ngủ là một điều đại kỵ khi đặt bếp

Đối diện với phòng ngủ là một điều đại kỵ khi đặt bếp

Việc đặt hướng bếp ngược hướng nhà sẽ không tốt cho gia chủ mà phải đặt theo hướng tốt của nhà, nếu đặt không thuận dễ sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình.

7 Chọn Màu Sơn Phù Hợp Cho Căn Bếp Và Tủ Bếp

Lựa chọn màu sơn tủ bếp:

Đối với tủ bếp, sau một thời gian sử dụng sẽ không còn mới và sạch sẽ như ban đầu nữa, tủ bếp có những chỗ bị bám dầu mỡ khó ra dẫn đến tình trạng mất thẩm mỹ. Nên chọn màu sơn phù hợp với toàn bộ không gian bếp hoặc hợp màu phong thủy để đem lại cảm giác hài hòa, an tâm trong quá trình sử dụng.

Để sơn tủ bếp bền màu và lên màu chuẩn nên chọn sơn dầu cao cấp, đây là loại sơn có đa dạng màu sắc lựa chọn, sơn phủ trên mọi bề mặt mà không cần sơn lót. Giúp cho tủ bếp giữ màu lâu với thời gian.

Nên chọn màu sơn phù hợp với toàn bộ không gian bếp hoặc hợp màu phong thủy

Nên chọn màu sơn phù hợp với toàn bộ không gian bếp hoặc hợp màu phong thủy

Lựa chọn màu sơn nhà bếp:

Khi xây mới hoặc sửa bếp, nếu có điều kiện nên sơn lại màu của căn bếp để nhìn mới mẻ và tạo cảm hứng cho người nội trợ.

Chọn màu sơn theo phong thủy: Mỗi một mệnh đều có màu phong thủy khác nhau, màu sắc đó có tác dụng mang lại sự may mắn, tài lộc và bình an cho gia đạo.

  • Người mệnh Thổ nên chọn sơn lại màu cam đất và nâu.
  • Người mệnh Hỏa hợp tông màu hồng đỏ tím hoặc màu tương sinh xanh lá cây, xanh nõn chuối hoặc xanh rêu.
  • Người mệnh Kim nhất định nên chọn màu trắng, vàng ánh kim hoặc ghi nhạt.
  • Người mệnh Mộc những màu tốt là những màu xanh lá nhiều cấp độ như lá mạ, lá non,…
  • Người mệnh Thủy để gia đạo bình an nên chọn màu xanh da trời, xanh dương, xanh biển.

Ứng theo sự khoa học, tức là dựa theo diện tích, ánh sáng để phối màu sao cho căn bếp trở nên tinh tế và sáng sủa, hài hòa giữa các màu.
Những căn bếp nhỏ ưu tiên sử dụng những tông màu sáng để làm không gian thoáng đãng hơn.
Sử dụng những tông màu trầm cho những gian bếp rộng để hạn chế sự bám bẩn và tạo không gian hiện đại, không bị nhàm chán.

Lựa chọn màu sơn tổng thể theo xu hướng: Để không gian bếp trở nên hiện đại, có chiều sâu và kích thích sự sáng tạo của người nội trợ, nên có sự hài hòa trong cách đi màu, từ đó sẽ tạo ra những cảm giác ấm cúng, tươi trẻ hay ngọt ngào tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ.

Kinh Nghiệm Khi Xây Mới, Sửa Chữa Phòng Bếp Cho Gia Đình 6

Mẫu 1: Sử dụng gam màu vàng nghệ và tông gỗ sáng nhẹ tạo ra không gian bếp ấm cúng vô cùng.

Kinh Nghiệm Khi Xây Mới, Sửa Chữa Phòng Bếp Cho Gia Đình 7

Mẫu 2: Màu xanh lá luôn mang một ý nghĩa tươi trẻ, mới mẻ như những chồi non đang vươn mình lớn dậy. Tuy mang màu sắc nổi bật nhưng luôn mang lại những cảm giác vui tươi phải không nào?

Kinh Nghiệm Khi Xây Mới, Sửa Chữa Phòng Bếp Cho Gia Đình 8

Mẫu 3: Những gam màu pastel nổi tiếng với sự ngọt ngào, bay bổng và nhẹ nhàng, giúp căn bếp thêm cấm cúng.

Kinh Nghiệm Khi Xây Mới, Sửa Chữa Phòng Bếp Cho Gia Đình 9

Mẫu 4: Gam màu trắng và gỗ sáng là hai gam màu không lỗi thời, luôn biết chiều lòng những con người yêu thích sự hiện đại và tinh tế.

Việc chọn màu sơn cho không gian bếp cũng như tủ bếp là rất quan trọng, nó vừa ảnh hưởng đến khoa học phong thủy, vừa đem đến những cung bậc cảm xúc khác nhau cho người nội trợ. Xem thêm tại bài viết: “Tổng hợp màu sơn phòng bếp đẹp, hợp phong thủy“.

Để có được những màu sơn tốt, phù hợp với từng chất liệu đòi hỏi nơi phân phối sơn phải chất lượng, có kinh nghiệm và am hiểu thì mới tư vấn đúng với nhu cầu của gia chủ. Hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực sơn, Công ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Khối Lập Phương tự tin sẽ mang đến những giải pháp màu sơn đẹp, bền màu cho không gian bếp của bạn.

Kinh Nghiệm Khi Xây Mới, Sửa Chữa Phòng Bếp Cho Gia Đình 10

Quy tụ nhiều đặc điểm vượt trội:

  • Nhân viên hoạt động dựa trên phương châm: “Nhận cơ hội, trao thành công”, nên cực kỳ tâm huyết và trau dồi chuyên môn liên tục.
  • Tư vấn căn kẽ, kỹ lưỡng về mỗi loại sơn ứng với mỗi loại chất liệu.
  • Nguồn gốc sơn chính hãng, có giấy tờ đảm bảo chất lượng rõ ràng.
  • Có đa dạng các loại sơn với màu sắc cực kỳ phong phú và công năng phù hợp.

Khối Lập Phương luôn cố gắng hết mình để trao đến sự hài lòng nhất có thể khi khách hàng đã đặt niềm tin vào công ty. Nếu có những vấn đề liên quan đến sơn cần được giải đáp, khách hàng liên hệ đến số hotline để được tư vấn cụ thể nhé.

Trên đây là những Kinh Nghiệm Khi Xây Mới/Sửa Chữa Phòng Bếp, Nhà Bếp Cần Chú Ý để có một căn bếp lý tưởng, thẩm mỹ và đầy đủ công năng. Chúc bạn sớm có một căn bếp trong mơ xinh đẹp và như ý.

Rate this post

Top