Cần Quan Tâm Khi Chọn Sơn:
  1. – Thời gian khô
  2. – Khả năng chống kiềm hóa, oxy hóa, muối hóa.
  3. – Tính năng làm mát, cách nhiệt, chống cháy
  4. – Chống rông rêu, nấm mốc, thấm nước
  5. – Chống rạn nứt
  6. – Độ bền màu – chống bay màu
  7. – Độ bám dính – chống chảy sơn
  8. – Hiệu ứng bề mặt: gai, phẳng, nhẵn mịn, đá – gỗ, bóng.
  9. – Chống trơn trượt
  10. – Có dễ lau chùi khi bám bẩn không?

Bài Viết Mới Nhất

Sơn Epoxy - Chuyên

Hiển thị tất cả 23 kết quả

Mô Tả Sơn Epoxy

Sơn Epoxy là loại sơn hai thành phần, bao gồm thành phần sơn và thành phần đóng rắn. Không giống với các loại sơn dầu hay sơn nước khác, nhờ có thành phần đóng rắn cao nên Sơn Epoxy mang đến khả năng chịu lực và chịu va đập tương đối tốt.

Vậy nên, loại sơn này thường được dùng phổ biến trong những ứng dụng sàn công nghiệp, hoặc các công trình đòi hỏi có độ bền và khả năng chịu ăn mòn, hóa chất cao.

Đặc Tính Của Sơn Epoxy

+ Bề mặt thi công Sơn Epoxy có độ láng mịn và tính thẩm mỹ cao, dễ dàng lau chùi, bền màu.

+ Sử dụng được trên nhiều bề mặt khác nhau như: gỗ, sàn nhà, tàu biển, nền bê tông,…

+ Sở hữu tính ma sát tốt nên có khả năng chống trơn trượt hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người dùng.

+ Chất sơn mịn, độ che phủ tốt.

+ Sơn lên màu đẹp tự nhiên.

+ Khả năng chống mài mòn tốt.

+ Có tính kháng nước tốt.

+ Chịu được nhiều loại hóa chất khác nhau.

+ Bề mặt sơn epoxy có độ đàn hồi cao, cứng.

Phân Loại Sơn Epoxy

+ Theo dung môi sử dụng gồm có: Sơn gốc dầu, sơn gốc nước, sơn không dung môi.

+ Theo mục đích sử dụng gồm có: Sơn hệ lăn, sơn hệ tự san phẳng, sơn chống ăn mòn axit – hóa chất, sơn chống tĩnh điện.

Tính Chất Vật Lý Của Sơn Epoxy

+ Thành phần cơ bản của Sơn Epoxy gồm có: chất tạo màng hay còn gọi là chất kết dính, dung môi, bột độn, bột màu, phụ gia khác.

+ Thời gian khô bề mặt từ 4 đến 8 tiếng và khô hoàn toàn đưa công trình vào sử dụng tối thiểu là 7 ngày.

+ Đối với bề mặt tiêu chuẩn, sơn có độ phủ lý thuyết khoảng 10m2/lít.

+ Pha trộn sơn theo tỷ lệ 1:1.

Hướng Dẫn Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy

+ Trước khi thi công, bề mặt cần được làm sạch bụi bẩn bằng máy phun bi, dặm vá các khuyết điểm (nếu có), xử lý các vết nứt và mài phẳng những vị trí nhấp nhô. Đồng thời, tiến hành loại bỏ những vết dầu mỡ dính trên bề mặt thi công.

+ Kiểm tra độ ẩm sàn đạt tiêu chuẩn <4% mới tiến hành thi công.

+ Quét một lớp sơn lót Primer lên bề mặt để bề mặt được sạch sẽ và láng mịn. Đợi từ 4 đến 8 tiếng để phần sơn lót khô hoàn toàn để đảm bảo độ kết dính tốt.

+ Pha trộn sơn cùng dung môi pha loãng theo đúng tỷ lệ quy định.

+ Sau khi bề mặt sơn lót khô, tiến hành sơn ít nhất hai lớp sơn lót Epoxy.

+ Cuối cùng, có thể sơn một lớp sơn chống kiềm để bề mặt sơn được đảm bảo tốt nhất.

Lưu Ý Về Bề Mặt Sơn

+ Đối với những bề mặt dưới 28 ngày tuyệt đối không nên thi công vì khi sơn sẽ không mang lại hiệu quả tốt.

+ Trước khi thi công nên kiểm tra độ ẩm bề mặt đạt chuẩn.

+ Để sơn không bị cô đặc thì không nên tiến hành sơn khi độ ẩm không khí cao hơn 85%.

Top