Cần Quan Tâm Khi Chọn Sơn:
  1. – Thời gian khô
  2. – Khả năng chống kiềm hóa, oxy hóa, muối hóa.
  3. – Tính năng làm mát, cách nhiệt, chống cháy
  4. – Chống rông rêu, nấm mốc, thấm nước
  5. – Chống rạn nứt
  6. – Độ bền màu – chống bay màu
  7. – Độ bám dính – chống chảy sơn
  8. – Hiệu ứng bề mặt: gai, phẳng, nhẵn mịn, đá – gỗ, bóng.
  9. – Chống trơn trượt
  10. – Có dễ lau chùi khi bám bẩn không?

Bài Viết Mới Nhất

Sơn nhũ

Hiển thị tất cả 6 kết quả

Bảng Báo Giá Sơn Nhũ Chính Hãng Sỉ Lẻ Tại Đại Lý Cấp 1 TpHCM

Sơn Nhũ Là Gì?

Sơn nhũ là một loại sơn có độ bóng cao với bề mặt láng mịn, lung linh và luôn có sắc ánh kim bắt mắt. Loại sơn này còn tạo hiệu ứng phản quang nhẹ, kiến các bề mặt sơn luôn lấp lánh như kim loại.

Do đó, khác với những loại sơn nước thông thường, sơn nhũ được sử dụng chủ yếu với mục đích trang trí, tạo hiệu ứng cho cho căn nhà. Đặc biệt là những công trình xây dựng như đền chùa, nơi thờ tự, nhà hàng khách sạn hay các resort cao cấp…

Đặc Điểm Của Sơn Nhũ

Nhờ được làm từ các hạt bột nhũ với kích thước siêu nhỏ và mịn, khi tạo thành sản phẩm sơn và sơn lên bề mặt thì các hạt nhũ này vừa có sự tách rời, vừa có sự thống nhất. Kết cấu này giúp sơn nhũ có những đặc điểm sau: 

+ Có khả năng chống thấm nước, chống tia cực tím, chống nấm mốc, chống ăn mòn bởi axit có trong nước mưa tốt.

+ Hoàn toàn phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.

+ Độ bóng cao, bề mặt ánh kim lấp lánh nên mang tính trang trí rất cao.

+ Có độ bền màu cao, khó phai màu.

+ Màu sắc đa dạng và có nhiều sự lựa chọn: nhũ vàng 24, nhũ vàng 18, nhũ giả bạc và nhũ giả đồng.

+ Có thể sử dụng trên nhiều loại chất liệu như gỗ, tường bê tông, kim loại,… đặc biệt có thể sơn được cả những vật liệu khó bám như inox, kính hay mica.

Ứng Dụng Của Sơn Nhũ

Sơn nhũ chủ yếu mang màu ánh kim và có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt tốt nên có tính ứng dụng khá cao:

+ Sơn tường, cột gỗ, trần nhà, chân tường để tạo điểm nhấn cho công trình. 

+ Sơn trang trí cho các vật liệu kim loại như lan can, cổng hay các chi tiết cần mạ vàng, bạc, đồng. 

+ Là loại sơn chủ đạo trong các công trình chùa, đền, tượng phật.

Cách Sử Dụng Sơn Nhũ

Tùy vào loại sơn, chất lượng sơn, mục đích sơn mà quy trình sơn nhũ sẽ có những công đoạn khác nhau. Tuy nhiên, xét về tổng thể, sơn nhũ được sử dụng theo các bước cơ bản sau:

+ Bước 1: Làm sạch bề mặt sơn.

+ Bước 2: Pha sơn theo tỉ lệ quy định (tùy theo mục đích sơn mà có tỉ lệ pha giữa sơn nhũ và dung môi cho phù hợp).

+ Bước 3: Dùng súng phun để phun sơn để tạo độ mịn và bóng hoàn hảo nhất.

+ Bước 4: Để khô tự nhiên trong 4 tiếng hoặc sấy khô 70 độ trong 30 phút.

** Tùy theo từng loại sơn và bề mặt sơn mà bạn có thể sơn lót bên trong và phủ bóng bên ngoài để đạt được kết quả theo ý muốn.

Xem thêm các sản phẩm sơn nhũ đang được ưa chuộng hiện nay: SƠN NHŨ VÀNG ATM 999, SƠN NHŨ KOVA METALLIC, SƠN NHŨ VÀNG SUPERSHIELD MAJESTIC GOLD – LACQUER, SƠN NƯỚC CAO CẤP NHŨ VÀNG SUPERSHIELD MAJESTIC GOLD

Top