Sơn chịu nhiệt
Bảng Báo Giá Sơn Chịu Nhiệt Chính Hãng Sỉ Lẻ Tại Đại Lý Cấp 1 TpHCM
1. Sơn Jotun
Mô tả
Sơn chịu nhiệt Jotun là hệ sơn gốc silicone acrylic một thành phần, chịu được nhiệt độ lên đến 1000 độ C.
Mục đích sử dụng
Sử dụng trên các bề mặt như đường ống, máy móc, thép, nhôm, các thiết bị công nghiệp.
Thông số kỹ thuật
+ Màu: Aluminium (Nhôm, bạc), Trắng, Đỏ, Xanh nước biển, Đen
+ Thành phần: silicone acrylic
+ Thời gian khô: Tối thiểu 1h
+ Độ phủ lý thuyết: 8,4m2/lit
Phương pháp thi công
+ Dụng cụ: Cọ, máy phun sơn
+ Pha loãng: Nước sạch
+ Tỷ lệ pha loãng: Từ khoảng 10 – 15%tùy theo thể tích
Hướng dẫn thi công
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt sơn phải sạch, không còn bụi bẩn, tạp chất, dầu mỡ hay nước.
Bước 2: Pha sơn chịu nhiệt jotun
Nên lấy một lượng sơn vừa đủ rồi trộn sơn với dung môi pha loãng (nước). Tiếp theo cần khuấy thật đều và thật kỹ để sơn và dung môi hòa quyện vào nhau. Khi đã pha sơn xong, hãy đậy nắp hộp thật chặt để có thể sử dụng sơn cho những lần sau.
Bước 3: Sơn lót
Quét khoảng từ 1 – 2 lớp sơn lót của Jotun
Bước 4: Sơn phủ
Quét khoảng từ 2 – 3 lớp sơn phủ của Jotun
2. Sơn Nippon
Mô tả
Sơn chịu nhiệt Nippon là loại sơn dầu cao cấp, nó có khả năng chịu được nhiệt độ lên tới 600⁰C.
Mục đích sử dụng
Sử dụng cho ống khói, đường ống xả, nồi hơi, lò sưởi và bề mặt của các thiết bị chịu nhiệt khác.
Thông số kỹ thuật
+ Màu: màu nhôm
+ Thành phần: Nhựa Acrylic, bột màu nhũ, Nhựa Sili Colphene, phụ gia đặc biệt.
+ Thời gian khô: Từ 30 phút – 2h (tùy nhiệt độ)
+ Độ phủ lý thuyết: 12.4 m2/lít
Phương pháp thi công
+ Dụng cụ: súng phun, cọ quét, con lăn
+ Pha loãng: dung môi Nippon Thinner
+ Tỷ lệ: Từ 10 – 20% tùy theo thể tích
Hướng dẫn thi công
Bước 1: Xử lý bề mặt
Bề mặt sơn cần phải được loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn, nước và các tạp chất gây ảnh hưởng khác.
Bước 2: Sơn lót
Nên sử dụng 1 lớp sơn lót Nippon Inorganic Zinc Coating, hoặc Nippon Paint S500 Heat Resisting Primer để bề mặt sơn có chất lượng chịu nhiệt tốt nhất.
Bước 3: Sơn phủ
Quét từ 2 – 3 lớp sơn phủ chịu nhiệt Nippon lên bề mặt cần sơn
3. Sơn Đại Bàng
Mô tả
Sơn chịu nhiệt Đại Bàng là loại sơn chịu nhiệt một thành phần. Loại sơn này gồm có 3 loại: sơn T500, T400 và T300. Sơn chịu nhiệt Đại Bàng có khả năng chịu nhiệt ở nhiệt độ lên đến 500 độ C.
Sơn chịu nhiệt Đại Bàng có những đặc tính nổi bật như:
+ Có khả năng bám dính trên bề mặt tốt
+ Sơn nhanh khô
+ Màng sơn cứng
+ Màng sơn bền với mọi thời tiết khác nhau
Mục đích sử dụng
Sơn chịu nhiệt Đại Bàng dùng để sơn cho các bề mặt sắt thép, kim loại
Thông số kỹ thuật
+ Màu: Màu nhũ bạc và màu đen
+ Thành phần: nhựa silicon hoặc nhựa tổng hợp, dung môi hữu cơ, bột màu bền nhiệt, phụ gia khác.
+ Thời gian khô: 40 phút
+ Độ phủ lý thuyết: 35 – 40μm
Phương pháp thi công
+ Dụng cụ: Chổi quét, rulo và súng phun
+ Pha loãng: DMT3-SL
+ Tỷ lệ pha loãng: Từ 5 – 10%
Hướng dẫn thi công
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sơn
+ Đối với bề mặt sắt thép mới, nên loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, nước và các tạp chất bám trên bề mặt
+ Bề mặt sơn lại: cần phải tẩy sạch lớp sơn cũ bằng giấy ráp, phun cát hoặc bàn chải cứng
+ Đối với bề mặt kim loại, để tránh sự ăn mòn cần phải được phải được chà sạch, đảm bảo không dính bụi bẩn.
Bước 2: Sơn lót
Quét từ 1 đến 2 lớp sơn lót Đại Bàng
Bước 3: Sơn phủ
Quét từ 2 đến 3 lớp sơn phủ chịu nhiệt Đại Bàng
4. Sơn Thế Hệ Mới
Mô tả
Là loại sơn 1 thành phần gốc silicon chịu được nhiệt độ từ 350 đến 650 độ C. Sơn có thời gian khô tương đối nhanh, bề mặt sơn cứng.
Mục đích sử dụng
Sử dụng sơn trên các bề mặt sắt, thép thường ở nhiệt độ cao từ 250 độ C trở lên
Thông số kỹ thuật
+ Màu: Theo bảng màu
+ Thành phần: nhựa Acrylic, nhựa Silicon Phen, bột màu, dung môi và phụ gia.
+ Thời gian khô:
+ Khô bề mặt: Từ 1,5h – 2h
+ Thời gian khô kế tiếp: Từ 3h – 5h
+ Độ phủ lý thuyết: 8,3 m2/l cho 60 µm
Phương pháp thi công
+ Dụng cụ: Sung phun, cọ lăn và chổi
+ Pha loãng: ET01
+ Tỷ lệ pha loãng: Tối đa là 7%
Hướng dẫn thi công
Bước 1: Xử lý bề mặt
Bề mặt lớp sơn trước phải khô hoàn toàn, sạch không bám các tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn.
Bước 2: Sơn lót
Sử dụng 1 – 2 lớp sơn lót Thế Hệ Mới
Bước 3: Sơn phủ
Sử dụng 2 – 3 lớp sơn phủ chịu nhiệt Thế Hệ Mới
5. Sơn Hải Âu
Mô tả
Sơn chịu nhiệt Hải Âu là loại sơn có khả năng chịu nhiệt từ 200 độ C đến 600 độ C.
Mục đích sử dụng
Sử dụng cho các bề mặt như bếp gỗ, máy sưởi, lò nướng, máy tản nhiệt,…
Thông số kỹ thuật
+ Màu: nhũ bạc
+ Thành phần: nhựa Sili Colphene, nhựa Acrylic, bột màu và phụ gia khác
+ Thời gian khô:
+ Khô bề mặt: Từ 1h – 1.5h
+ Khô hoàn toàn: Từ 8h – 12h
+ Độ phủ lý thuyết: 6,9 (50µm) m2/lít
Phương pháp thi công
+ Dụng cụ: Cọ, con lăn, máy phun sơn
+ Dung môi pha loãng: CS 02
+ Tỷ lệ pha loãng: Từ 0 – 5%
Hướng dẫn thi công
Bước 1: Xử lý bề mặt
Bề mặt phải không được dính tạp chất, phải chuẩn bị bề mặt khô và sạch
Bước 2: Sơn lót
Sử dụng 1 – 2 lớp sơn lót Hải Âu
Bước 3: Sơn phủ
Sử dụng 2 – 3 lớp sơn phủ Hải Âu
6. Sơn KCC
Mô tả
Sơn Chịu Nhiệt KCC là một loại sơn gốc silicon ,có khả năng chịu nhiệt từ 200°C đến 600°C. Đặc biệt, sơn KCC còn có khả năng cách điện tốt.
Mục đích sử dụng
Sử dụng cho các bề mặt như động cơ tàu, nồi hơi, động cơ, bếp, bộ giảm âm, quạt thông gió,…
Thông số kỹ thuật
+ Màu: Đen và bạc
+ Thành phần: nhựa Silicon tinh khiết, bột màu vô cơ, phụ gia khác
Thời gian khô:
+ Khô bề mặt: Từ 1h – 4h
+ Thời gian khô đóng rắn: Tối đa 10 ngày
+ Độ phủ lý thuyết: 16m2/lít/lớp
Phương pháp thi công
+ Dụng cụ: Cọ, súng phun không khí hoặc chân không
+ Pha loãng: Thinner 002
+ Tỷ lệ pha loãng: Tối đa 5% thể tích sơn
Hướng dẫn thi công
Bước 1: Xử lý bề mặt
Bề mặt cần phải được lại bỏ những tạp chất, chất bẩn dầu mỡ hay những chất gây ô nhiễm và gây ảnh hưởng đến bề mặt sơn khác bằng nước sạch hoặc dung môi.
Bước 2: Sơn lót
Quét tối đa 2 lớp sơn lót KCC
Bước 3: Sơn phủ
Quét tối đa 3 lớp sơn phủ chịu nhiệt KCC
Xem thêm các sản phẩm sơn chịu nhiệt được đánh giá cao hiện nay: JONA® SICO-300, SƠN CHỐNG CHÁY FIREGUARD, SƠN CHỐNG CHÁY SIÊU CAO CẤP KOVA NANO FIRE RESISTANT, SƠN NIPPON HEAT RESISTING ALUMINIUM, SƠN NIPPON S500 HEAT RESISTING PRIMER, SƠN NIPPON S450 HEAT RESISTING BLACK