Cần Quan Tâm Khi Chọn Sơn:
  1. – Thời gian khô
  2. – Khả năng chống kiềm hóa, oxy hóa, muối hóa.
  3. – Tính năng làm mát, cách nhiệt, chống cháy
  4. – Chống rông rêu, nấm mốc, thấm nước
  5. – Chống rạn nứt
  6. – Độ bền màu – chống bay màu
  7. – Độ bám dính – chống chảy sơn
  8. – Hiệu ứng bề mặt: gai, phẳng, nhẵn mịn, đá – gỗ, bóng.
  9. – Chống trơn trượt
  10. – Có dễ lau chùi khi bám bẩn không?

Bài Viết Mới Nhất

Củng cố kết cấu

Hiển thị tất cả 11 kết quả

Các sản phẩm Chống Thấm – Phụ Gia Củng Cố Kết Cấu thường được sử dụng nhằm mục đích chống thấm – dột cho các công trình. Trong thành phần các sản phẩm này chứa các chất có gốc kỵ nước, giúp liên kết chặt vào sâu bên trong và lấp đầy các lỗ trống trên bề mặt vật liệu để ngăn nước thấm qua.

Phân Loại Sản Phẩm Chống Thấm – Phụ Gia Củng Cố Kết Cấu

1. Sơn Chống Thấm:

  • Phân loại Sơn Chống Thấm theo gốc gồm có: Chống thấm gốc xi măng, Chống thấm gốc Bitum Polyme, Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu, Chống thấm gốc PU-Polyurethane.
  • Phân loại Sơn Chống Thấm theo cách sử dụng gồm có: Sơn chống thấm trong nhà và Sơn chống thấm ngoài trời.

2.  Phụ Gia Củng Cố Kết Cấu:

Phụ Gia Củng Cố Kết Cấu bao gồm các loại như: Phụ gia giảm nước, Phụ gia siêu dẻo, Phụ gia cuốn khí, Phụ gia đông cứng nhanh.  

Những Tính Năng Ưu Việt Của Sản Phẩm Chống Thấm – Phụ Gia Củng Cố Kết Cấu

  • Có khả năng ngăn chặn sự thấm nước từ cả hai chiều.
  • Ngăn ngừa sự rạn nứt của xi măng hiệu quả.
  • Liên kết tốt với hầu hết tất cả các bề mặt chất liệu khác nhau như: bê tông, vữa xi măng, gỗ,…
  • Sản phẩm có độ bền cao.
  • Khả năng chống mài mòn, chống kiềm tốt.
  • Thành phần không chứa chất độc hại như chì, thủy ngân nên an toàn cho cả người thi công lẫn với người sử dụng. Thân thiện với môi trường.
  • Có khả năng chịu được tia cực tím, tia UV tốt.
  • Phù hợp sử dụng dưới mọi điều kiện thời tiết khác nhau.
  • Chất lượng màu tốt, ổn định, bền màu.
  • Có độ phủ bề mặt tốt, thời gian khô nhanh, dễ dàng thi công.

Lưu Ý Khi Thực Hiện Chống Thấm Cho Công Trình

Để quy trình chống thấm đạt hiệu quả cao cũng như không gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chống thấm đúng hướng.
  • Chống thấm nhiều lớp.
  • Chống thấm trong thời tiết khô ráo.

Hướng Dẫn Thi Công Chống Thấm – Phụ Gia Củng Cố Kết Cấu

Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công

Bề mặt trước khi thi công chống thấm – phụ gia củng cố kết cấu cần phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo và ổn định.

  • Cần tẩy rửa bề mặt thi công bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, rong rêu, dầu mỡ,… bám trên bề mặt.
  • Nếu bề mặt xuất hiện các vết nứt cần phải trám trước khi thi công chống thấm.

Bước 2: Thi công chống thấm – củng cố kết cấu

  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho quá trình thi công sơn chống thấm như: con lăn, cọ quét và súng phun sơn.
  • Tiến hành sơn lót từ 1 đến 2 lớp để đảm bảo bề mặt sơn chống thấm mang đến hiệu quả tốt.
  • Pha trộn sơn chống thấm theo tỷ lệ 1:1.
  • Đợi đến khi bề mặt sơn lót đã khô hoàn toàn, tiến hành sơn từ 2 đến 3 lớp sơn chống thấm.
Top