Trong thiết kế và trang trí nội thất, việc lựa chọn giải pháp cho trần nhà luôn là một trong những khâu quan trọng và được quan tâm hàng đầu. Trần thạch cao đã trở thành một trong những lựa chọn phổ biến và được ưa chuộng trong những năm gần đây, nhờ vào những ưu điểm nổi bật của nó. Không chỉ mang đến vẻ đẹp tinh tế và sang trọng cho không gian, trần thạch cao còn có khả năng tăng cường hiệu quả điều hòa không khí, cách âm và cách nhiệt tốt, đồng thời tăng độ bền và an toàn cho công trình.
Với sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, các loại tấm thạch cao hiện nay cũng đa dạng hơn, mang đến nhiều lựa chọn phù hợp với mọi phong cách thiết kế. Bài biết này sẽ tổng hợp những kinh nghiệm khi đóng trần thạch cao kèm báo giá tham khảo, giúp bạn có sự lựa chọn, cân nhắc và lên kế hoạch chi tiết nhất cho công trình của mình.
Trần thạch cao là loại trần được cấu tạo từ các lớp: khung xương, tấm trần thạch cao, sơn bả và những vật tư, phụ liệu liên quan. So với các loại trần đúc, trần gỗ, trần nhựa hay trần bê tông thì đóng trần thạch cao có nhiều ưu điểm:
Tuy nhiên, loại trần này có nhược điểm là kỵ nước. Nếu trần nhà được chống thấm kém, dễ bị thấm giọt thì sẽ khiến trần thạch cao bị ố vàng mất thẩm mỹ. Lúc này, có thể khắc phục thường xuyên bằng cách sơn lại hoặc trát bả mastic.
Dù tự mua nguyên vật liệu và thuê đội thợ riêng lẻ hay chọn nhà thầu trọn gói thì bạn cũng nên nắm được các quy trình thi công đóng trần thạch cao. Điều này giúp bạn theo dõi, giám sát công trình hiệu quả.
Quy trình thi công thường theo các bước:
Hiện tại có khá nhiều cách phân loại trần thạch cao như:
Mỗi kiểu đóng trần thạch cao sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Bạn có thể nhờ các đội thợ, đơn vị thầu có kinh nghiệm tư vấn kỹ về từng giải pháp lắp đặt. Từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và thực trạng nhà của mình.
Như đã đề cập thì trần thạch cao khá kỵ nước nên trước khi thi công, bạn cần đảm bảo:
Chất lượng của khung xương sẽ quyết định đến độ bền chắc của trần thạch cao, bởi đây là phần nâng đỡ toàn bộ tấm thạch cao (chưa kể các phụ kiện như đèn chùm, hệ thống dây điện). Chọn vật liệu làm khung xương chất lượng, có độ kiên cố còn đảm bảo an toàn cho công trình và người sử dụng. Vì thế, bước thi công này phải cực kỳ cẩn thận.
Trần thạch cao có thể linh động rất nhiều phong cách từ hiện đại đến cổ điển, đơn giản cho đến phức tạp. Tùy vào diện tích khu vực làm trần thạch cao và phong cách chủ đạo của toàn bộ căn nhà mà bạn sẽ chọn mẫu trần phù hợp nhất với không gian của mình.
Lưu ý:
Nếu phòng có diện tích nhỏ, chiều cao hạn chế thì không nên chọn trần thạch cao nhiều cấp hoặc quá rườm rà. Điều này sẽ gây ra cảm giác bí bách, tù túng cho người sử dụng.
Khoảng cách từ sàn nhà đến trần thạch cao nên từ 2.9-3m.
Nguồn vật liệu chính hãng sẽ đảm bảo được chất lượng, độ bền và thẩm mỹ cho công trình. Do đó, khi mua khung xương, tấm thạch cao hay các phụ kiện, hãy đảm bảo chọn hàng chất lượng chính hãng. Tốt nhất, nên tìm đến các nhà cung cấp uy tín để được cam kết rõ ràng về nguồn gốc cũng như có chế độ bảo hành dài hạn.
Thi công trần thạch cao không khó nhưng để đạt được độ thẩm mỹ và tuổi thọ cao thì cần chọn đơn vị có năng lực. Với đội thợ riêng lẻ, bạn cần có chuyên môn hoặc nhờ người có kinh nghiệm trong nghề giám sát. Trường hợp thuê nhà thầu trọn gói, hãy ưu tiên những cái tên uy tín trong ngành.
Giá đóng trần thạch cao rất đa dạng vào phụ thuộc khá nhiều về nguồn vật liệu và đơn vị thi công. Bạn có thể tham khảo một số bảng giá sau để có sự so sánh và lên kế hoạch tài chính sơ bộ:
Trên đây là những kinh nghiệm đóng trần thạch cao đẹp, chất lượng, bền chắc kèm báo giá mà Khối Lập Phương muốn chia sẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có kế hoạch cụ thể hơn cho công trình của mình.
Còn nếu có nhu cầu về nguyên vật liệu sơn, hãy liên hệ với chúng tôi nhé. Với kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong ngành, Khối Lập Phương tự tin cung cấp đa dạng các dòng sơn chất lượng chính hãng, giá tốt cùng chính sách hậu mãi hấp dẫn nhất đến bạn!
Độ dày phổ biến của tấm thạch cao dùng cho trần nhà là từ 9-12mm. Tấm dày 9mm thường dùng cho trần phẳng, trong khi tấm dày 12mm phù hợp cho trần có nhiều chi tiết phức tạp, cần độ cứng cao hơn.
Chiều cao tối thiểu khuyến nghị từ sàn đến trần thạch cao là 2,4m để đảm bảo không gian sinh hoạt thoải mái. Tuy nhiên với một số thiết kế đặc biệt, có thể hạ thấp chiều cao xuống 2,1-2,2m.
Khi thi công trần thạch cao cho phòng tắm hay khu vực ẩm ướt cần:
Để tăng khả năng cách âm cho trần thạch cao, ta có thể:
Trần thạch cao đã cũ nếu không bị hư hỏng nặng đều có thể sơn lại. Các bước cần thực hiện:
Đối với các công trình cao cấp, nên sử dụng các loại tấm thạch cao:
Giá thành của các loại tấm cao cấp này thường cao hơn 20-50% so với tấm thông thường.
Tuổi thọ trung bình của trần thạch cao khoảng 10-15 năm, tùy thuộc vào:
Thực hiện bảo trì định kỳ và sửa chữa kịp thời sẽ giúp kéo dài tuổi thọ trần thạch cao.
Khả năng chịu tải của trần thạch cao phụ thuộc vào:
Thông thường, với khung xương chuẩn và tấm 12mm, trần thạch cao có thể chịu được tải trọng 15-20kg/m2. Để treo các vật nặng như đèn chùm, quạt trần, cần gia cố thêm thanh xương tại vị trí treo.
Với các vết nứt, bong tróc nhỏ trên bề mặt trần thạch cao, cần:
Nếu vết nứt quá lớn, cần cắt bỏ phần tấm hỏng và thay mới.