Sản phẩm

Bài Viết Xem Nhiều Nhất

Top 5 Loại Sơn Gỗ Phổ Biến Nhất Thị Trường

Từ xưa đến nay, sử dụng đồ nội thất gỗ là xu hướng của người dùng Việt. Bởi đồ gỗ sang trọng, gần gũi lại có độ bền cao. Dù vậy, để đồ gỗ trông đẹp hơn, không bị phai màu hay xuống cấp theo thời gian thì vẫn cần đến các dòng sơn gỗ chất lượng.

Sơn gỗ có rất nhiều loại, vậy đâu là loại sơn phủ bề mặt gỗ đáng dùng nhất hiện nay. Để giải đáp quan tâm này của bạn – Khối Lập Phương đã tổng hợp Top 5 Loại Sơn Gỗ Phổ Biến Nhất Thị Trường.

Loại Sơn Gỗ Phổ Biến Nhất

1. Sơn Dầu

Sơn dầu được sản xuất chuyên biệt dành cho bề mặt gỗ. Cấu tạo sơn chủ yếu từ nhựa Alkyd hoặc Epoxy, bột tạo màu, dung môi, chất phụ gia. Sơn dầu thích hợp dùng cho các loại cửa gỗ, vừa tạo lớp bảo vệ sản phẩm vừa tạo hiệu ứng bóng ấn tượng.

Sơn Dầu

Sơn Dầu

Ưu điểm:

  • Bề mặt sơn nhanh khô.
  • Độ phủ và độ bám dính cao, dễ thi công với chổi sơn.
  • Có tính năng kháng khuẩn, kháng nấm mốc trong điều kiện thời tiết ẩm. Hạn chế đồ nội thất bị mối, mọt ăn mòn.
  • Sơn dầu gỗ có nhiều màu sắc để lựa chọn.

Nhược điểm:

  • Sau một thời gian sử dụng thường bị bong tróc và tách lớp.
  • Mùi sơn nặng gây khó chịu.

>>> Bài viết đề xuất: Top 10 Sơn Xịt Chống Thấm Tốt Nhất Hiện Nay

2. Sơn PU

Sơn PU cũng là loại sơn chất lượng chuyên dùng cho đồ gỗ, thành phần chính là xăng công nghiệp, tinh màu, dung dịch bột đá. Loại sơn gỗ này thích hợp dùng cho các sản phẩm nội thất như: giường, tủ, lan can cầu thang…

Sơn PU

Sơn PU

Ưu điểm:

  • Độ cứng cao, không bị nứt gãy dưới các tác động môi trường nhờ độ đàn hồi và độ uốn tốt.
  • Độ bóng mịn cao, màu sắc tươi sáng.
  • Phù hợp khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam bởi chịu được nước, chống ẩm tốt.
  • Độ bám dính tốt, có thể phủ đều một lớp khá dày trên bề mặt: tiết kiệm thời gian thi công.
  • Không ảnh hưởng đến đường vân tự nhiên của gỗ.

Nhược điểm:

  • Mùi dung môi gây khó chịu.
  • Có nhiều bụi sơn.

3. Sơn Vinyl

Sơn Vinyl dùng phổ biến trong nội ngoại thất và thủ công mỹ nghệ. Loại sơn này thích hợp để sơn lót và phủ trên bề mặt gỗ.

Sơn Vinyl

Sơn Vinyl

Đây là loại sơn gỗ sở hữu nhiều ưu điểm “ăn đứt” các loại sơn khác:

  • Bảo vệ đồ gỗ trước những tác nhân ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: bong tróc, ố vàng, phai màu…
  • Sơn màu trong suốt, độ bóng cao tạo hiệu ứng bóng mịn cho bề mặt gỗ.
  • Bám dính trên bề mặt gỗ cực tốt.
  • Bề mặt sơn nhanh khô.
  • Độ uốn tốt, lớp sơn không bị nứt gãy sau một thời gian sử dụng.
  • Giữ được màu ban đầu và độ bền kể cả trong môi trường hóa chất hay nước mặn.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao.
  • Chất lượng rất tốt, nhu cầu sử dụng cao nên tình trạng hàng giả nhiều.

4. Sơn Vecni

Sơn Vecni được sản xuất từ hỗn hợp của nhựa cánh kiến (Kerria Lacca) và cồn 90 độ được ngâm khoảng 24h. Sau khoảng thời gian đó, lượng cồn dư sẽ bay hơi và còn lại dung dịch màu nâu nhạt có độ óng.

Sơn Vecni

Sơn Vecni

Ưu điểm:

  • Mang màu nâu đặc trưng của gỗ, tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của đồ dùng nội thất.
  • Thành phần không chứa hóa chất độc hại, an toàn với sức khỏe con người và thân thiện môi trường.
  • Độ bền cao, sơn lớp mới dễ dàng – không phải làm sạch lớp sơn cũ.
  • Với các điểm nổi bật đó, sơn vecni phù hợp làm mới các bề mặt gỗ bị phai màu, ố màu hoặc xước sau thời gian dài sử dụng.

Nhược điểm:

  • Ít màu sắc (thường chỉ có màu nâu gụ, màu cánh gián).
  • Nhanh bay màu.
  • Sơn vecni đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật, tốn nhiều thời gian.

>>> Bài viết nên xem: Top 7 Thương Hiệu Sơn Chống Rỉ Tốt Nhất Hiện Nay

5. Sơn NC

Sơn NC là loại sơn gỗ công nghiệp được dùng nhiều trong trang trí nội thất. Có nhiều chủng loại sơn NC để bạn lựa chọn: sơn lót, sơn phủ bóng, sơn phủ mờ… đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng.

Sơn NC

Sơn NC

Ưu điểm:

  • Nhanh khô nên tiết kiệm thời gian chờ.
  • Độ bám tốt.
  • Có độ uốn cao: bề mặt sơn không bị nứt sau khi khô hoặc sau một thời gian sử dụng.
  • Chịu nước, chịu nhiệt tốt nên bảo vệ tốt cho bề mặt gỗ ngoài trời.
  • Mang đến lớp màng sáng bóng cho đồ gỗ nhờ màu sơn có độ trong suốt nhất định.

Nhược điểm:

  • Dễ bị bong tróc khi bị ngoại lực tác động mạnh.
  • Độ cứng kém hơn sơn Vinyl và sơn PU.

Khối Lập Phương vừa trình bày 5 loại sơn gỗ thông dụng trên thị trường. Mỗi loại sơn sẽ có lợi thế cũng như hạn chế nhất định trong việc bảo vệ các sản phẩm gỗ. Vì vậy hãy dựa vào nhu cầu để chọn được loại sơn gỗ phù hợp nhất nhé.

Nếu cần tìm nơi mua các loại sơn chính hãng, liên hệ Khối Lập Phương theo hotline (028) 7777 1368 để được báo giá.

Rate this post

Top