Chất lượng sơn khi thi công là tập hợp các yếu tố về màu sắc, độ mịn, độ bền, độ che phủ, tính thẩm mỹ,… của lớp sơn sau khi hoàn thiện. Một bề mặt sơn đạt chất lượng tốt cần có màu đồng đều, nhất quán, màng sơn căng mịn, tuổi thọ cao và đảm bảo các đặc tính kỹ thuật cần thiết.
Khi thi công, cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sơn như:
Theo hiệp hội NPCA: “Sơn chất lượng cao có thể giúp giảm chi phí bảo trì cho tòa nhà lên đến 50% trong suốt vòng đời của công trình”.
Để hiểu rõ hơn các nhân tố tác động lên chất lượng của sơn khi thi công, đừng bỏ qua bài viết sau nhé!
Một sản phẩm sơn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, từ thương hiệu uy tín (Joton, Dulux, Jotun…) thường đảm bảo chất lượng nguyên liệu, công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng tốt hơn so với những sản phẩm sơn trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Do đó, việc sử dụng sản phẩm có thương hiệu sẽ mang đến hiệu quả sơn đẹp, bề mặt mịn màng, khó bong tróc và thấm nước.
Ưu điểm khi sử dụng sơn của những hãng uy tín:
Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào của thương hiệu sơn uy tín cũng tốt, bạn cần tìm hiểu kỹ để chọn dòng sơn phù hợp nhất với nhu cầu.
Chất lượng sản phẩm sơn ảnh hưởng tới độ bám dính, khả năng che phủ, chống thấm nước, bền màu của sơn sau thi công. Một sản phẩm sơn chất lượng tốt thường mang lại những lợi ích sau:
Bề mặt sơn láng mịn hay sần sùi quyết định rất lớn đến chất lượng bám dính, độ che phủ, tính thẩm mỹ, khả năng chống thấm và độ bền của sơn.
Bề mặt sơn láng mịn, bằng phẳng giúp nâng cao chất lượng sơn, cụ thể: tăng độ bám dính, độ che phủ, khả năng chống thấm và độ bền của sơn; đảm bảo màng sơn mịn màng, đều màu và tính thẩm mỹ cao.
Bề mặt sơn gồ ghề, sần sùi, bám bụi bẩn hoặc nấm mốc sẽ khiến độ bám dính, che phủ, khả năng chống thấm của sơn kém. Sơn dễ bong tróc, loang lổ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ lớp sơn.
Các yếu tố của môi trường thi công như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, bụi và ô nhiễm môi trường, thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sơn.
Độ ẩm cao làm chậm quá trình khô của sơn, khiến sơn dễ bị chảy trôi, loang lổ, không đều màu. Đồng thời tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển trên bề mặt sơn, giảm độ bền và thẩm mỹ.
Độ ẩm thấp có thể khiến sơn khô quá nhanh, khó thi công, tạo ra các vết chổi, vết gợn. Điều gây ra hiện tượng sơn bong tróc, nứt nẻ do co ngót.
Độ ẩm lý tưởng cho thi công sơn dao động trong khoảng: 50% – 70%.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi ĐH Bách khoa Hà Nội đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Xây dựng (Số 12, năm 2018) chỉ ra rằng: Thi công sơn ở điều kiện độ ẩm cao trên 35% làm giảm đáng kể độ cứng và độ bền màng sơn.
Nhiệt độ môi trường cũng tác động đáng kể đến quá trình sơn khô. Nhiệt độ quá cao có thể làm cho sơn khô quá nhanh, gây khó khăn trong việc phủ sơn đều và mịn. Nhiệt độ quá thấp làm chậm quá trình khô, kéo dài thời gian thi công, tạo điều kiện cho bụi và mảng sơn bám vào bề mặt chưa khô.
Nhiệt độ lý tưởng cho thi công sơn: 20°C – 30°C.
Hiệp hội Sơn và Mực in châu Âu (CEPE) khuyến cáo: nhiệt độ bề mặt lý tưởng để thi công sơn nước là trong khoảng từ 10°C đến 32°C. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều có thể ảnh hưởng đến quá trình khô của sơn và chất lượng màng sơn.
Ánh sáng mặt trời khiến cho sơn phai màu theo thời gian. Tia tử ngoại trong ánh sáng có thể xuyên qua lớp sơn và làm mất đi tính năng bảo vệ của sơn. Điều này dẫn đến sự phai màu, mất sắc và giảm độ bền của lớp sơn. Nên thi công sơn vào thời điểm có bóng râm hoặc trời râm mát.
Môi trường thi công có chứa bụi và các ô nhiễm khác dễ gây lỗi và khuyết điểm trên bề mặt sơn. Khi những hạt bụi, khói, hóa chất… tiếp xúc với sơn đang khô, có thể bám vào bề mặt và tạo ra các vết nhỏ, khiến cho bề mặt sơn không mịn và đồng đều.
Theo thống kê của Iqair năm 2023, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam vượt quá 4,9 lần so với mức độ không khí đảm bảo. Do đó, muốn sơn sau thi công đạt chất lượng cao, ngoài vệ sinh sạch sẽ bề mặt thì cần che chắn cẩn thận để hạn chế bụi bẩn bám vào.
Thời tiết không ổn định, thường xuyên thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột có thể gây ra các vấn đề trong quá trình sơn khô. Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường làm xuất hiện các vết nứt, bong tróc và không đều trong lớp sơn.
Nên thi công sơn vào những ngày thời tiết hanh khô, ít mưa gió.
Áp dụng đúng kỹ thuật cho các khâu chuẩn bị bề mặt, pha sơn, thi công và bảo dưỡng sẽ giúp đảm bảo chất lượng sơn tốt nhất. Vì thế, nên cân nhắc chọn thợ thi công sơn có tay nghề cao và kinh nghiệm để thi công sơn.
Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công sơn là bước rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bám dính của sơn và chất lượng lớp sơn hoàn thiện.
Bề mặt cần được làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các chất cặn khác. Nếu bề mặt không được chuẩn bị đúng cách, sơn có thể không bám chắc chắn và dễ bong tróc.
Pha sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng sơn tốt nhất.
Lưu ý, quá trình sơn cần khuấy đều liên tục trước khi sử dụng để tránh tình trạng sơn bị lắng cặn. Không nên pha sơn sai tỷ lệ vì sẽ ảnh hưởng đến tính chất của sơn, gây ra vết nhòe, không đều trong lớp sơn.
Thi công sơn theo đúng quy trình của nhà sản xuất. Nên thi công sơn từ 2 đến 3 lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng 8 đến 12 tiếng để sơn khô hoàn toàn.
Quá trình thi công cần đảm bảo lớp sơn có màu sắc đồng đều và độ dày tiêu chuẩn. Việc sơn quá dày hoặc quá mỏng có thể gây vết chảy, chảy trôi, hoặc không đều trong lớp sơn.
Sau khi thi công, cần bảo dưỡng lớp sơn đúng cách để đảm bảo chất lượng và độ bền của lớp sơn. Tránh để sơn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, mưa gió trong thời gian đầu.
Nếu không bảo dưỡng đúng cách thì lớp sơn nhanh phai màu, dễ bong tróc và phồng rộp.
Để đánh giá chất lượng của sơn sau thi công, cần dựa trên các tiêu chí màu sắc, độ mịn, độ bền và các đặc tính kỹ thuật của sơn.
Chất lượng của sơn đảm bảo khi:
Lớp hoàn thiện không đồng đều, sơn phòng rộp hoặc bong tróc, nứt nẻ hoặc phai màu, vôi hóa hoặc đổi màu và sơn có mùi nồng nặc,… là những dấu hiệu cho thấy sơn sau khi thi công kém chất lượng.
Những dụng cụ thi công sơn cần thiết gồm: Giấy nhám hoặc máy chà nhám, băng dính, dụng cụ che chắn, cọ quét sơn và con lăn, thang chữ A, khăn sạch – chổi lông gà, khay đựng con lăn sơn.
Quy trình sơn nhà đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sơn gồm 5 bước cơ bản như sau:
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt (bụi bẩn, lớp sơn cũ, ẩm mốc…) và đảm bảo tường khô hoàn toàn (độ ẩm <15%) trước khi thi công.
Trát 1 – 2 lớp bột bả, không dày quá 3mm giúp che các khuyết điểm, vết rạn nứt nhỏ…
Cần tiến hành chống thấm cả khu vực bên trong và bên ngoài nhà.
Thi công 1 – 2 lớp sơn lót kháng kiềm để chống kiềm, ngăn ẩm và chống thẩm thấu.
Sau khi sơn lót 2h, tiến hành phủ lớp sơn phủ đầu tiên. Tiếp tục thi công lớp thứ 2 sau 2h tiếp theo.
Với nhiều năm hoạt động trong nghề, Khối Lập Phương tự tin mang đến cho khách hàng những sản phẩm sơn nội ngoại thất chính hãng, giá tốt. Chúng tôi có: sơn lót, sơn phủ, sơn chống thấm, sơn chịu nhiệt… của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Jotun, Joton, Nippon…
Lý do nên chọn mua sơn tại Khối Lập Phương:
Liên hệ với Khối Lập Phương để được hỗ trợ tốt nhất!