Sản phẩm

Bài Viết Xem Nhiều Nhất

Sơn Chống Cháy Công Trình Kết Cấu Thép: Cơ Chế Hoạt Động & Quy Trình Sơn Chuẩn

Sơn chống cháy là giải pháp tối ưu cho các công trình, đặc biệt là công trình kết cấu thép nhằm phòng chống cháy nổ. Tuy nhiên do không phổ biến như các loại sơn khác nên có rất nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh loại sơn này như: Cơ chết hoạt động sơn chống cháy như thế nào? Sơn chống cháy có độc không? Sơn như thế nào mới đạt hiệu quả chống cháy tối ưu?… Cùng giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết sau của Khối Lập Phương nhé!

sơn chống cháy kết cấu thép

Sơn chống cháy kết cấu thép

Cơ Chế Hoạt Động Sơn Chống Cháy

Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng ngăn lửa lan truyền, chặn nhiệt lượng truyền tải qua sơn đến vật thể được bao phủ trong khoảng thời gian nhất định.

Khi xảy ra hỏa hoạn – trong điều kiện nhiệt độ lên tới 150 độ C, sơn chống cháy bắt đầu xảy ra phản ứng hóa học tạo ra Acid Phosphoric. Đến khi nhiệt độ tăng lên >300 độ C, các chất khí không bắt lửa được hình thành, biến lớp sơn thành lớp bọt hình tổ ong cách nhiệt cao.

Nhiệt độ tiếp tục tăng lên > 500 độ C, một số hoạt chất trong sơn kết hợp lại thành hợp chất như gốm có khả năng chịu được nhiệt độ >1000 độ C, chịu được mài mòn. Lúc này, bề mặt sơn giãn nở gấp 80 lần tạo thành màng chắn ngăn cách lửa với các vật chất bên trong bề mặt hiệu quả.

Các Bước Sơn Chống Cháy Cho Công Trình Kết Cấu Thép Đúng Kỹ Thuật

Công trình kết cấu thép tương đối phức tạp nên cần sơn chống cháy nhiều bước và nhiều lớp. Quy trình sơn phải được tiến hành theo những tiêu chuẩn cụ thể để phát huy tối đa hiệu quả chống cháy. Chi tiết các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt

Xử lý bề mặt là công đoạn quan trọng ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và hiệu quả sơn chống cháy. Thế nên trước khi sơn, cần làm sạch bề mặt sắt thép bằng máy phun cát, máy phun bi… và đảm bảo đạt chuẩn SA 2.0 trở lên.

Chú ý:

  • Với bề mặt sắt thép còn dính dầu mỡ hoặc rỉ sét, dùng xăng hoặc dầu hôi làm sạch trước khi quét sơn.
  • Ngoài sạch sẽ, bề mặt sắt thép cần khô ráo trước khi sơn.
thi công sơn chống cháy kết cấu thép

Cần xử lý bề mặt trước khi thi công

Bước 2: Phun sơn chống gỉ

Để tạo độ bám cho sơn chống cháy tốt hơn và chống gỉ bề mặt sắt thép, tiến hành quét lớp sơn chống rỉ lên bề mặt bằng rulo, chổi, cọ… Lớp lót sơn chống gỉ cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Sơn đều và bao phủ toàn bộ bề mặt sắt thép.
  • Độ dày sơn khoảng 50 µm – 80 µm.
  • Thời gian khô sơn tối đa là 30 phút.

Một lớp sơn lót chống rỉ đạt chuẩn khi bề mặt sơn khô cứng, có độ bám dính cao và bằng phẳng.

Bước 3: Phủ lớp sơn chống cháy

Sau khi lớp sơn lót chống rỉ khô, tiến hành phủ sơn chống cháy lên bề mặt thi công. Lưu ý, độ dày sơn chống cháy sẽ quyết định đến thời gian chống cháy cho công trình.

Dưới đây là bảng tham khảo thời gian chống cháy tương ứng với độ dày, số lớp sơn:

Thời gian chống cháy Độ dày tiêu chuẩn 1 lớp sơn Số lớp thi công Thời gian sơn lớp kế tiếp Độ dày hoàn thiện Định mức hoàn thiện (kg/m2)
150 phút 300 µm/lớp 4 3-6 ở 30 độ C 860– 900µm 1.75
120 phút 300 µm/lớp 3 2-5 h ở 30 độ C 770 – 800 µm 1.6
90 phút 200 µm/lớp 2 1-3 h ở 30 độ C 570 – 600 µm 1.3

Bước 4: Hoàn thiện

Tính thẩm mỹ của sơn chống cháy không cao nên cần lớp sơn phủ màu sắc bên ngoài để làm tăng vẻ đẹp cho kết cấu thép. Sơn phủ màu vừa đóng vai trò trang trí vừa làm lớp bảo vệ bề mặt hiệu quả.

Quá trình sơn phủ màu sắc, cần đảm bảo lớp sơn đều màu, sáng bóng và đạt được độ dày tiêu chuẩn là 40 – 60 µm.

quy trình thi công sơn chống cháy kết cấu thép

Hoàn thiền thi công sơn chống cháy kết cấu thép

TOP Câu Hỏi Thường Gặp Về Sơn Chống Cháy

1. Sơn chống cháy có độc hại không?

Sơn chống cháy không gây hại cho sức khỏe con người bởi thành phần sơn không chứa các chất độc như thủy ngân, chì…

2. Sơn chống cháy có thể dùng cho vật liệu nào?

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại sơn chống cháy phù hợp với từng bề mặt như kết cấu thép, cáp điện, gỗ, sắt thép, thạch cao, bê tông…

3. Thời gian chống cháy của sơn là bao lâu?

Thời gian chống cháy của sơn thường nằm trong các khoảng 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút, 180 phút. Tùy vào tiêu chuẩn thời gian chống cháy của công trình, bạn có thể sử dụng loại sơn, độ dày lớp phủ và số lớp sơn thích hợp.

4. Thời gian sơn chống cháy khô phụ thuộc vào yếu tố gì?

Thời gian sơn khô chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: phương pháp sơn, độ dày lớp phủ, lưu chuyển không khí, thời tiết, độ ẩm không khí, nhiệt độ…

5. Trời mưa có quét sơn chống cháy được không?

Nếu thời điểm thi công gặp thời tiết mưa gió, tốt hơn hết không nên phủ sơn. Sơn chống cháy đang thi công gặp nước, bị ngâm nước quá lâu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chống cháy về sau.

6. Mua sơn chống cháy ở đâu chất lượng?

Nếu bạn đang tìm địa chỉ mua sơn chống cháy uy tín, Khối Lập Phương là gợi ý không nên bỏ qua. Với nhiều năm hoạt động trong ngành, Khối Lập Phương cung cấp đa dạng các dòng sơn chống cháy chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng: Nippon, Fireguard… Mua hàng tại Khối Lập Phương, khách hàng nhận được nhiều ưu đãi về giá, bảo hành, hỗ trợ vận chuyển.

Bài viết trình bày cơ chế hoạt động và quy trình sơn chống cháy cho kết cấu thép cho bạn tham khảo. Hi vọng những kiến thức trên có thể giúp cho công trình đạt chuẩn an toàn về sơn chống cháy hoàn hảo. Tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích xoay quanh sơn và các màu sơn tại blog của chúng tôi nhé!

Rate this post

Top